Những Việc Quan Trọng Cần Làm Trước Khi Lái Xe Tải Howo
Chuẩn Bị Động Cơ
1. Kiểm tra mức dầu động cơ (mức dầu này phải nằm trong khoảng vạch cho phép của thước thăm dầu) và xem dầu có bị biến chất không? Dầu tích hợp khuyên dùng là 15WW40 hoặc 20W/50. Riêng đối với động cơ Man MC07, MC11 thì cần phải dùng dầu dành riêng đã được chỉ định.
2. Kiểm tra dung dịch làm mát đông cơ xe, nếu thấy thiếu phải bổ sung ngay ( mức nước làm mát được cho phép ở trong khoảng vạch Min-Max của bình nước phụ), đối với xe tải Howo bình nước phụ phải nằm trên động cơ, khi bổ sung cần dùng nước sạch và dùng thêm dịch giải nhiệt.
3. Kiểm tra mức dầu diesel, tránh tình trạng E dầu gây ảnh hưởng đến bơm tay và toàn hệ thống nhiên liệu. Hãy chọn dầu diesel chất lượng cao, không nên để lẫn nước trong dầu diesel sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới bơm cao áp và kim phun.
4. Kiểm tra xem hệ thông hơi có đủ áp suất hay không? Dầu cầu, dầu hộp số, dầu may ơ có bị rò rỉ dầu hay không? Nếu có hiện tượng rò rỉ cần phải khắc phục ngay.
5. Kiểm tra kỹ các đồng hồ báo nạp, báo nhiệt độ nước, báo vòng tua, áp suất dầu (với Howo thông số áp suất dầu và báo nạp ắc quy sẽ được thể hiện ở màn hình hiển thị ở trên bảng đồng hồ)…, báo tắc lọc khí, báo cảnh báo, các loại cảm biến ABS(nếu có), nguy hiểm, các loại thiết bị điện trong tình trạng hoạt động bình thường.
6. Khi khởi động xe cần đặt tay số ở số N(số mo). Nếu đang ở trạng thái cài số thì động cơ sẽ không khởi động được.
7. Khi nhiệt độ ở môi trường thấp cần phải sấy nóng.
8. Khi khởi động tuyệt đối không nên đạp chân ga gấp, để động cơ chạy ở chế độ gan ranty hoặc chế độ thấp không tải khoảng 3-5 phút sau đó mới tăng ga.
9. Mỗi lần khởi động nếu động cơ không nổ thì hãy chú ý không để quá 10 giây, khoảng cách giữa 2 lần khởi động xe ít nhất là 1 phút, nếu khởi động quá 3 lần liên tiếp mà động cơ vẫn không nổ thì phải kiểm tra nguyên nhân và xử lý rồi mới khởi động lại.
10. Quan sát các thông số xe trên bảng đồng hồ, các đèn báo để phát hiện ngay sự cố (nếu có)
11. Nhiệt độ dung dịch làm mát thích hợp là khoảng 60º – 90ºC, vận hành xe bắt đầu từ số 1 và tăng số theo thứ tự, khi tăng số phải từ từ đạp đều ga, không nên òa ga, giật cục.
12. Áp suất dầu động cơ ở trạng thái garanty thích hợp là 0,2-0,6 Mpa. Khi mức đèn báo áp suất dầu quá thấp, nước làm mát sôi, có những tiếng kêu bất thường hay bất kì hiện tượng lạ nào thì lập tức dừng xe để kiểm tra và sửa chữa. Nếu sự cố nặng, xe tải không vận hành được thì phải gọi xe cứu hộ, không nên vận hành khi đông cơ còn sự cố.
Dừng Tắt Máy
1. Trước khi tắt máy cần phải đưa động cơ về chế độ ga ranty 3-5 phút rồi hãy tắt máy. Không nên tắt máy đột ngột ở vòng quay tốc độ cao.
2. Sau khi dừng máy hãy tiến hành kiểm tra, xử lý những sự cố đã xuất hiện trong quá trình vận hành xe
Kiểm Tra Những Phụ Tùng Xe Howo Quan Trọng Khác
1. Quan sát toàn bộ cả bên ngoài và bên trong xe để kịp thời phát hiện những hư hỏng của:
- Buồng lái.
- Kính chắn gió.
- Gương chiếu hậu.
- Thùng xe.
- Biển số.
- Cửa lên xuông.
- Động cơ.
- Cơ cấu nâng hạ kính.
- Khung, nhíp.
- Lốp và áp suất hơi lốp.
- Cơ cấu nâng hạ xe (nếu có).
- Trang bị rơ móc…
2. Kiểm tra hệ thống điện:
- Ắc quy,
- Sự chính xác của các đồng hồ.
- Đèn báo trên bảng đồng.
- Đèn tín hiệu.
- Đèn pha.
- Đèn cốt.
- Đèn phanh.
- Còi gạt mưa.
- Cơ cấu rửa kính…
3. Kiểm tra hệ thống lái:
- Hành trình tự do của tay lái.
- Trạng thái làm việc của bộ trợ lực lái.
- Độ rơ của rotuyn lái.
4. Kiểm tra hệ thống phanh:
- Hành trình tự do của chân phanh xe.
- Trạng thái làm việc và kín của hệ thống phanh( các đường dẫn hơi, các bát phanh).
- Chỉnh lại phanh xe nếu thấy không an toàn.
5. Kiểm tra sự ổn định của
- Động cơ.
- Các cụm, tổng thành.
- Các hệ thống khác( hệ thống cung cấp nhiên liệu, truyền lực, bôi trơn, làm mát, hệ thống nâng ben)
6. Kiểm tra :
- Bình hơi nếu có nước bên trong thì xả hết nước.
- Thùng chứa nhiên liệu.
- Bầu lọc nhiên liệu.
- Bầu lọc dầu động cơ..