Tăng bua (hay còn gọi là phanh tang trống) là một bô phận, chi tiết hết sức quan trọng của xe ô tô, xe tải. Vậy đâu là ưu nhược điểm của tăng bua? Khi sử dụng tăng bua thường gặp những lỗi gì?
Hãy cùng Phụ Tùng Trung Quốc Nguyễn Hoàng tìm hiểu kĩ hơn về những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Ưu Nhược Điểm Của Tăng Bua
Tăng bua là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ô tô, xe tải. Phanh có các ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Tăng bua có kết cấu đơn giản giúp dễ dàng tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế… Qua đó, giúp tiết kiệm các chi phí bảo trì cho chủ xe.
- Quá trình sử dụng phanh đảm bảo an toàn.
- Tăng bua có khả năng tăng cường. Đặc biệt phù hợp với dòng xe tải nặng.
- Sản phẩm được thiết kế nguyên khối, kín, giúp tránh được những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh.
- Thời gian sử dụng lâu, phù hợp với những cung đường, thời tiết khác nhau.
- Chi phí lắp đặt, chế tạo tăng bua thấp. Hỗ trợ giảm giá thành sản xuất.
Nhược điểm
- Thiết kế nguyên khối nên khả năng tản nhiệt khá kém.
- Dễ bị bám bụi tại guốc phanh, tang trống, xi lanh bánh xe, khiến các bộ phận này nhanh mòn khi hoạt động liên tục.
- Trọng lượng tăng bua khá nặng
- Lớp vật liệu dùng để làm bề mặt ma sát được chế tạo từ chất asbestos hoặc hợp chất của asbestos có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, tăng bua có thiết kế kín kẽ làm giảm khả năng phanh. Nguyên nhân là do hơi nóng tích tụ do quá trình hoạt động thoát nhiệt kém. Gây ra sự giãn nở nhiệt của những thành phần có trong cơ cấu của phanh.
Những lỗi thường gặp khi sử dụng tăng bua
Mặc dù tăng bua là một sản phẩm khá phổ biến nhưng khi sử dụng thì thường gặp các lỗi sau:
Tăng bua bị kêu
Hiện tượng này rất dễ nhận ra khi bạn sử dụng phương tiện. Sở dĩ, có tình trạng này là do đất cát hoặc nước bị dính vào má phanh. Làm cho mặt trống của phanh bị trầy xước và gây ra tiếng kêu.
Để xử lý hiệu quả, bạn chỉ cần phải thực hiện vài thao tác cơ bản như vệ sinh lại hệ thống phanh, thay má phanh mới,…
Tăng bua không ăn
Đây là hiện tượng bóp hoặc đạp phanh nhưng xe không giảm tốc hay giảm rất chậm. Trường hợp này xảy ra khi má phanh bị mòn nhưng chưa được thay thế, ngoài ra cũng có thể do má phanh dính dầu mỡ làm giảm ma sát mà người lái cần lưu ý.
Má phanh tang trống nhanh hao mòn hoặc trơ lì
Có thể do sử dụng má tăng bua kém chất lượng. Ngoài ra, việc má phanh bị rà liên tục vào trống phanh cũng là một nguyên nhân khiến cho chúng nhanh mòn.
Bó phanh
Là một hiện tượng sau khi nhả phanh, má phanh không tách ra khỏi trống phanh để trở về vị trí ban đầu. Nguyên nhân có thể do lò xo hồi vị bị yếu ngoài ra có thể do trục quả đào bị mòn và khô dầu.
Má tăng bua bị bong, vỡ
Đây là một hiện tượng hiếm gặp nhưng có thể gây ra hậu quả gây ra vô cùng lớn. Khi má phanh tăng bua bị bong, vỡ sẽ khiến bánh xe bị kẹt cứng. Điều này có thể dẫn đến việc xe dừng lại đột ngột. Trường hợp này hết sức nguy hiểm khi đang đi ở tốc độ cao hoặc di chuyển ở trên cung đường đông người.
Ở bài viết này, Phụ Tùng Trung Quốc Nguyễn Hoàng đã giới thiệu cho bạn hiểu rõ các ưu nhược điểm của tăng bua và những lỗi thường gặp khi sử dụng loại phanh này.