Cấu tạo côn xe ô tô tải

Côn Xe Ô Tô Tải Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Của Côn Xe

Bạn là một người mới tập lái xe và còn chưa hiểu rõ về côn xe ô tô tải và bạn đang thắc mắc côn xe ô tô tải là gì?

Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Phụ Tùng Trung Quốc Nguyễn Hoàng để có những thông tin hữu ích về côn xe ô tô tải nhé.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô tải để giúp bạn lái xe an toàn trong mỗi chuyến đi.

Côn Xe Ô Tô Tải Là Gì?

Côn xe ô tô tải còn được gọi là bộ ly hợp (Clutch tiếng Anh và Embrayage tiếng Pháp) là một loại thiết bị trong hệ thống truyền động xe ô tô tải giúp liên kết hoặc tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền động của xe trong thời gian ngắn.

Côn Xe Ô Tô Tải

Thao tác này sẽ giúp ngắt kết nối truyền động tới bánh xe ngay khi người lái nhấn bàn đạp ly hợp, cho phép người lái có thể sang số nhẹ nhàng.

Có thể hiểu nôm na là: côn xe ô tô tải nằm giữa động cơ và hệ thống truyền động ( hộp số, cầu, vi sai, trục, bánh xe) vì vậy khi bạn đạp chân côn thì đĩa ly hợp sẽ bị tách khỏi bánh đà, động cơ sẽ không còn được liên kết với hệ thống truyền động của xe tải nữa.

Cấu Tạo Côn Xe Ô Tô Tải

Côn xe có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: bàn đạp vòng bi cắt ly hợp, xilanh cắt ly hợp, bi đầu trục, đĩa ly hợp ma sát.

Cấu tạo côn xe ô tô tải

Ngoài ra có thêm bi mở và càng nhả li lợp. Tất cả phụ tùng đều được thiết kế ghép nối để thành bộ côn xe ô tô tải hoàn chỉnh.

Các Loại Ly Hợp Xe Ô Tô Tải

Bộ ly hợp khô: 

Ly hợp khô sử dụng ma sát khô để giúp truyền lực từ trục đầu đến trục đầu ra. Phần lớn những ly hợp là ly hợp khô.

Một ly hợp sẽ bao gồm một số đĩa ma sát được sắp xếp đồng tâm và đôi khi cũng được sử dụng để làm giảm đường kính của ly hợp hoặc để giúp cung cấp các ‘giai đoạn’ trượt khác nhau để có thể kiểm soát tốc độ mô-men xoắn của động cơ được truyền đến bánh xe.

Bộ ly hợp ướt: 

Thường sử dụng loại chất liệu giấy composite, vật liệu ma sát nằm ở trong bể dầu (hoặc có dầu chảy qua) để giúp làm mát và bôi trơn ly hợp.

Nó giúp ly hợp hoạt động được trơn tru hơn và giúp kéo dài tuổi thọ của ly hợp, tuy nhiên ly hợp ướt thường có hiệu suất thấp hơn do có một phần năng lượng truyền sang dầu.

Ly hợp ly tâm:

Ly hợp ly tâm sẽ tự động tham gia khi tốc độ của trục đầu vào tăng lên và tự ngắt khi tốc độ trục đầu vào giảm. Thường ứng dụng ở xe máy nhỏ, xe tay ga, máy cưa và một số xe ô tô cũ hơn.

Bộ ly hợp hình nón:

Ly hợp hình nón cũng tương tự như ly hợp đĩa ma sát khô, ngoại trừ phần vật liệu ma sát được áp dụng ở bên ngoài của một vật thể hình nón. Một ứng dụng phổ biến nhất cho ly hợp côn là vòng đồng bộ hóa ở trong hộp số tay.

Ngoài ra còn có các loại: ly hợp con chó, bộ ly hợp dây đai, bộ ly hợp BMA, ly hợp một vòng, ly hợp điện từ, ly hợp lò xo quấn.

Nguyên Lý Hoạt Động Và Những Ứng Dụng

Ở mỗi dòng xe ô tô, ô tô tải khác nhau, nhà sản xuất thường sẽ điều chỉnh thêm bớt những linh kiện để phù hợp cho từng bộ côn xe. Nhưng chúng đều sẽ có cùng một nguyên lý hoạt động chung.

Có hai loại thao tác cơ bản là thao tác truyền mô men và thao tác ngắt truyền mô men tương tự như nhả côn và ngắt côn.

Thao tác nhả chân côn (đóng ly hợp):

Ngay khi động cơ xe vừa bắt đầu hoạt động thì bánh đà cũng sẽ quay theo động cơ. Đó là do chúng sẽ được kết nối từ trục khuỷu của  động cơ, gắn với động cơ nên nếu như động cơ hoạt động hay ngừng thì chúng cũng sẽ hoạt động hoặc ngừng theo.

Phần đĩa bị động đã được ép chặt ở phía trên bánh đà cũng sẽ cuốn quay theo chiều chuyển động của bánh đà. Từ đó, mô men sẽ được truyền tới hộp số.

Thao tác đạp chân côn (ngắt ly hợp):

Khi tài xế lái xe ô tô tải đạp chân côn thì cần liên động còn được gọi là piston thủy lực giúp tác động vào càng nhả ly hợp.

Việc này khiến lò xo ở bên dưới bánh đà bị nén lại tạo ra một áp lực đẩy đĩa ép nhả ra. Mô men vì không được truyền tới hộp số sẽ bị ngắt ngay lập tức.

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô tải khá đơn giản nhưng lại là một bài học bắt buộc dành cho những người thi bằng lái xe. Hai thao tác này thường được áp dụng vào phần thực hành của tài xế để giúp kiểm tra khả năng lái xe ở tốc độ chậm mà xe không bị chết máy hoặc dừng đột ngột.

Ứng dụng thực tế của côn xe sẽ giúp xe có thể di chuyển nếu như động cơ momen không hoạt động. Cũng đồng nghĩa việc động cơ xe không hoạt động nhưng xe vẫn có thể chạy bình thường. Các kỹ sư đã giúp xe vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa có thể bảo vệ môi trường.

Một Số Lưu Ý Khi Điều Chỉnh Côn Xe Ô Tô Tải

Sau khi bạn đã tìm hiểu rõ ràng về côn xe ô tô tải là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số những lỗi mà người lái thường hay mắc phải khi sử dụng côn xe. Từ đó có thể đưa ra một số lưu ý để giúp khắc phục chúng. Mặc dù việc thao tác côn xe khá đơn giản. Tuy nhiên, khá nhiều tài xế vẫn gặp phải tình trạng xe chết máy hay động cơ xe dừng đột ngột.

Nếu bạn đạp chân côn mà phát hiện có tiếng kêu. Có thể do vòng bi ngắt ly hợp gặp vấn đề. Thường thì vòng bị bị khô dầu trơn, rơi bị, vỡ vi trong vòng… Hãy đến ngay gẩ đễ kiểm tra và sửa chữa.

Trường hợp bạn cần vào số mà tốn nhiều sức để đạp côn thì côn xe của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là do các bộ phận điều khiển hệ thống ly hợp đang bị kẹt khô, không có dầu trơn. Cách sửa vô cùng đơn giản là bạn chỉ cần tra dầu.

Tình trạng nhả côn mà xe bị giật có thể do bộ ly hợp đã bị gãy, vỡ. Hãy đến ngay gara để kiểm tra, tránh gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

Kết Luận

Mỗi một bộ phận của xe đều sẽ có tuổi thọ nhất định. Độ bền và khả năng hoạt động của mỗi phụ tùng phụ thuộc vào việc chúng hoạt động có đúng nguyên lý cũng như mức độ chăm sóc của chủ xe.

Bạn cần phải nắm được và hiểu rõ tường tận những thao tác hoạt động của chúng để tránh việc máy móc động cơ bị hỏng. Hãy thường xuyên bảo hành xe định kỳ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất.

Qua bài viết này của Phụ Tùng Trung Quốc Nguyễn Hoàng, hy vọng bạn đã hiểu thêm về côn xe ô tô tải là gì cũng như nguyên lý hoạt động và những ứng dụng thực tế tuyệt vời của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *