Trọng tải là gì

Trọng tải – tải trọng là gì? Các quy định về trọng tải xe tải

Trong ngành vận tải, khái niệm trọng tải và tải trọng là 2 khái niệm dễ bị nhầm lẫn nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ đem đến cho bạn thông tin, ví dụ chân thật nhất để bạn có thể hiểu rõ 2 khái niệm này cũng như các quy định về trọng tải xe.

Trọng tải – tải trọng là gì?

Trọng tải là gì

Để dễ hình dung thì các bạn quan sát trong hàng hải, mỗi lần tàu thuyền cập cảng sẽ có thông tin: tàu KHESA trọng tải 8 nghìn tấn cập cảng Quảng Trị. Ta có thể hiểu trọng tải chính là khối lượng hàng hóa, nhiên liệu, các loại nước, hành khách, thủy thủ đoàn,…mà tàu có thể chở được.

Trọng tải là gì

Vậy, trọng tải là khả năng chuyên chở hàng hóa tối đa mà phương tiện được phép vận chuyển theo các chuẩn an toàn kỹ thuật được cấp phép.

Tải trọng là gì

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chở, không bao gồm khối lượng của toàn tải (người và tự trọng của xe).

Tải Trọng

Các loại trọng tải xe hiện nay

Thương thì trọng tải của xe tải sẽ được quan tâm nhiều hơn là xe con. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều xe tải, mỗi xe có một trọng tải khác nhau nhưng phổ biến là:

Xe tải có trọng tải dưới 5 tấn : 1 tấn. 1.4 tấn, 1.5 tấn, 1.9 tấn, 2 tấn, 2.2 tấn, 2.4 tấn, 2.5 tấn, 2.9 tấn, 3 tấn, 3.5 tấn.

Xe tải có trọng tải dưới 10 tấn: 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 6.2 tấn, 6.5 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 8.2 tấn, 9 tấn.

Xe tải có trọng tải trên 10 tấn: 15 tấn, 18 tấn,…

Các loại trọng tải xe hiện nay

Các quy định về trọng tải xe

Quy định trọng tải xe

Theo bộ Giao thông vận tải quy định, tất cả các xe tải chở hàng đều phải chở đúng theo trọng tải đã quy định của xe. Trong suốt quá trình vận chuyển, xe chở khối lượng không được vượt quá 10% trọng tải cho phép của xe đối với xe có tải trọng dưới 5 tấn, và không được vượt quá 5% trọng tải đối với xe có tải trọng trên 5 tấn.

Mỗi xe sẽ có trọng tải khác nhau, tùy vào trọng lượng hàng hóa mà bạn vận chuyển hãy lựa chọn loại xe thích hợp.

Mức xử phạt với hành vi chở quá tải của xe tải

Hiện nay, có các quy định của pháp luật về xử phạt đối với xe tải vượt quá trọng tải như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng:

Hành vi vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc chằng buộc không chắc chắn. Xếp hàng ở trên nóc buồng lái, xếp hàng dẫn đến lệch xe.

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với các hành vi sau:

Tải hàng vượt quá trọng tải cho phép.

Xếp hàng trên nóc thùng xe, vượt quá bề rộng thùng xe, hàng vượt ra phía trước hay phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe.

Chở người trên thùng xe, người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy.

Điều khiển xe kinh doanh vận chuyển hàng hóa mà không mang theo hợp đồng theo quy định.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải mà không gắn giám sát hành trình hoặc gắn mà thiết bị không hoạt động.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 với các hành vi sau:

Điều khiển xe taxi tải không gắn đồng hồ tính tiền hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định.

Tải hàng khi hàng vượt quá chiều cao cho phép.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với các hành vi sau:

Tải hàng vượt quá trọng tải cho phép.

Điều khiển xe tải quá thời gian quy định.

Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng hết hạn.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:

hành vi điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải trên 60% đến 100% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn; trên 50% đến 100% đối với xe có trọng tải 5 tấn trở lên.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:

Hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 100%.

Trên đây là những phân biệt về trọng tải và tải trọng và các quy định về trọng tải xe tải. bài viết giúp các bác tài nắm rõ hơn về luật để tự tin hơn trên mỗi cung đường.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *