Vi phạm lỗi không bật xi nhan có thể bị phạt tối đa 5 triệu đồng và gây ra tai nạn giao thông. Nắm rõ cách sử dụng đèn xi nhan sẽ giúp người lái xe tránh vi phạm.

Đèn xi nhan (đèn rẽ, đèn chuyển hướng) được sử dụng để báo hiệu người lái xe sắp chuyển hướng hoặc chuyển làn đường. Khi nhận được tín hiệu này, các xe khác phải nhường đường để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số người lái xe vẫn không sử dụng đèn xi nhan đúng cách và có thể bị phạt hoặc gây ra tai nạn giao thông.

Lỗi không bật xi nhan

1. Quy định xử phạt lỗi không bật xi nhan khi tham gia giao thông

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra quy định về mức phạt áp dụng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan.

1.1. Mức phạt lỗi không bật đèn xi nhan đối với xe máy năm 2023

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm lỗi không bật đèn xi nhan trong trường hợp cần thiết như sau:

Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi chuyển làn đường nhưng không có báo hiệu đèn xi nhan.

Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng khi chuyển hướng nhưng không có báo hiệu đèn xi nhan (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

Hầu hết các loại xe máy được trang bị đèn xi-nhan.

1.2. Mức phạt không bật đèn xi nhan đối với ô tô năm 2023

Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt khi vi phạm lỗi không bật đèn xi-nhan của ô tô trong trường hợp cần thiết như sau:

  • Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng khi dừng hoặc đỗ xe nhưng không có báo hiệu đèn xi-nhan.
  • Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng khi chuyển làn đường nhưng không có báo hiệu đèn xi-nhan.
  • Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng khi chuyển hướng nhưng không có báo hiệu đèn xi-nhan (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).
  • Xe lùi không bật xi nhan bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
  • Chuyển làn trên cao tốc không bật xi nhan báo hiệu trước bị phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
  • Vượt xe không bật xi nhan bị phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Xem thêm:  Cao su chân máy là gì? Ưu, nhược điểm và cách lắp đặt

Đèn xi nhan ô tô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe, với các công nghệ mới giúp cải thiện tính năng cho hệ thống này.  Nếu vi phạm lỗi không bật xi nhan, người điều khiển có thể bị giữ giấy tờ hoặc bị phạt tiền.

lỗi không xi nhan

1.3. Có bị giữ giấy tờ khi vi phạm không bật đèn xi nhan?

Theo quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi vi phạm không bật đèn xi nhan, người điều khiển phương tiện có thể bị tạm giữ giấy tờ trong những tình huống cụ thể sau:

Đối với xe máy: Người điều khiển xe máy khi vi phạm không bật đèn xi nhan sẽ không bị tước giấy phép lái xe, nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe.

Đối với ô tô: Tùy thuộc vào tình huống và mức độ nghiêm trọng của vi phạm không bật đèn xi nhan, người điều khiển xe ô tô có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rằng, trong trường hợp vượt xe mà không bật đèn xi nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc mà không bật đèn xi nhan báo hiệu trước, người điều khiển xe ô tô có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng.

1.4. Có bị phạt tiền khi bật đèn xi nhan chậm?

Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định rằng trong trường hợp bật đèn xi nhan sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị áp dụng biện pháp phạt tiền với mức phạt cụ thể, tùy theo loại phương tiện:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Mức phạt dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đối với người điều khiển xe ô tô: Mức phạt có thể từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

1.5. Vi phạm khi không rẽ sau khi bật đèn xi-nhan có bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định hành vi này là lỗi hoặc mức phạt cụ thể. Tuy nhiên, việc không rẽ khi bật đèn xi-nhan sẽ gây ảnh hưởng đến giao thông của các phương tiện khác. Vì vậy, người lái xe chỉ nên bật đèn xi-nhan khi cần chuyển hướng hoặc chuyển làn.

2. Cách sử dụng đèn xi nhan đúng luật và đảm bảo an toàn

Việc sử dụng đèn xi nhan không đúng cách là nguyên nhân gây nhiều tai nạn giao thông. Để đảm bảo an toàn, hành trình đi lại cần phải bật đèn xi nhan đúng thời điểm và hoàn cảnh.

2.1. Khi nào cần bật đèn xi nhan?

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp:

  • Chuyển làn đường
  • Chuyển hướng xe: rẽ phải, rẽ trái, quay đầu
  • Vượt xe phía trước kết hợp với nháy pha và còi
  • Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe
  • Cần bật đèn xi nhan khi muốn chuyển làn đường, chuyển hướng xe hoặc muốn vượt phương tiện phía trước.
Xem thêm:  8 mốc bảo dưỡng quan trọng nhất cho xe tải nặng

2.2. Sử dụng đèn xi nhan ở những đoạn đường đặc biệt

Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị người lái phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau để đảm bảo an toàn:

  • Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến, và bật xi nhan phải khi ra khỏi vòng xuyến.
  • Khi lùi vào chỗ ghép xe (đỗ song song): Bật đèn xi nhan ở phía xe sẽ lùi để tránh va chạm hoặc nhường đường cho các phương tiện khác.
  • Khi đi theo đường cong: Bật đèn tín hiệu báo rẽ khi đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn).
  • Khi lùi theo đường cong: Bật đèn xi nhan khi lùi vào hẻm, ngõ để giảm thiểu nguy cơ va chạm giao thông.
  • Đi qua ngã 3 chữ T: Bật xi nhan báo hiệu trước khi rẽ phải hoặc trái, nếu xe đi thẳng theo đỉnh chữ T thì không cần bật đèn.
  • Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Chú ý bật xi nhan đúng luật

2.3. Đèn xi nhan cần bật/tắt bao xa và trong bao lâu?

Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về thời gian bật/tắt đèn xi nhan cho xe máy và ô tô. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

2.4. Sự khác biệt giữa đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô

Cả hai đều có chức năng phát tín hiệu cho người tham gia giao thông, nhưng đèn xi nhan và đèn cảnh báo nguy hiểm có nhiều điểm khác nhau. Đèn xi nhan được đặt ở bốn góc của xe và được sử dụng để thông báo khi muốn chuyển hướng hoặc chuyển làn xe chạy. Trong khi đó, đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô (hay còn gọi là đèn khẩn cấp) có hình tam giác màu đỏ được đặt trên tap-lô. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp xe phải đỗ lại trên đường hoặc di chuyển trong tình trạng nguy hiểm. Bật đèn khẩn cấp chỉ trong trường hợp khẩn cấp, bạn không được sử dụng nó vì mục đích khác ngoài chức năng của nó.

Vi phạm quy định bật xi nhan là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ ý nghĩa, cách sử dụng và mức phạt khi không tuân thủ, người lái xe sẽ tạo cho mình thói quen bật xi nhan đúng lúc, giúp bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *