Giảm xóc ô tô là bộ phận quan trọng giúp người ngồi trên xe thoải mái, xe vận hành êm ái. Hãy cùng tìm hiểu các loại giảm xóc ô tô trong bài viết dưới đây.

Giảm xóc ô tô (hay còn gọi là phuộc nhún) rất cần thiết, có khả năng làm tiêu biến các dao động tự do của lực đàn hồi, giúp xe di chuyển êm ái hơn, không bị dằn xóc và giữ sự cân bằng cho xe các đoạn đường xấu, gồ ghề,… Dựa theo thiết kế và nguyên lý hoạt động, các loại giảm xóc ô tô được chia như sau.

1. Giảm xóc ô tô 2 ống

Giảm xóc 2 ống là loại phổ biến nhất, chúng được dùng cho hầu hết xe hơi hiện nay.

Cấu tạo giảm xóc ô tô 2 ống:

  • Ống 1 trên cùng, 2 van tiết lưu đóng mở đối nghịch nhau dưới đáy.
  • Ống 2, ống chân không bao lấy ống 1. Bộ phận này bổ sung thể tích thừa do dầu tràn từ ống 1 ra ngoài ống 2.
  • Ống bảo vệ ngoài cùng.
  • Pit tông và trục pit tông có 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau.

Ưu điểm: Loại ống nhúng này có tuổi thọ cao, giảm dao động khá tốt, giúp xe đi êm.

Nhược điểm: Loại giảm xóc 2 ống này tiềm ẩn nguy cơ bị rò rỉ dầu ra các khe mối nối, nhanh hỏng nếu xe thường xuyên phải chạy ở địa hình đồi núi.

2. Giảm xóc 1 ống

Cấu tạo giảm xóc 1 ống:

  • 1 ống dầu, buồng dầu và buồng hơi, pit tông.

Được cải tiến từ loại giảm xóc 2 ống và nguyên tắc làm việc cũng gần giống. Tuy nhiên, loại 1 ống sẽ có một buồng hơi nằm ở dưới cùng thay vì ống thứ 2 trùm lại bên ngoài, giúp cân bằng lượng dầu trong thiết bị giảm xóc.

Ưu điểm: Giữ dầu không bị thoát khỏi các van tốt hơn, giúp bộ phận giảm xóc bền hơn. Ngoài ra, loại 1 ống cũng đa dụng trên nhiều cung đường hơn, hạn chế sủi bọt của dầu, tăng tuổi thọ của dầu.

Nhược điểm: Giá đắt hơn do việc chế tạo vòng kín ở trục pit tông và hộp chứa dầu phức tạp hơn.

Xem thêm:  Cách chỉnh gương chiếu hậu ô tô đúng cách

3. Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực

Cấu tạo giảm xóc loại 2 ống và hơi áp lực:

  • Kết hợp những điểm mạnh, sử dụng nguyên tắc hoạt động kết hợp của cả loại giảm xóc 1 ống và 2 ống.
  • Giảm xóc loại này được đánh giá là ưu việt hơn, phần dưới ống nhún không chứa đầy dầu khi xe đứng yên mà là 1/3 thể tích trong đó là khí nén 6 – 7 Bar. Nhờ vậy mà quá trình nhún và giãn khi nào cũng có sự đàn hồi của buồng khí, nhanh chóng dập tắt dao động.

Ưu điểm: Giảm xóc này bao gồm ưu điểm của giảm xóc 1 ống và 2 ống là giữ dầu không bị thoát khỏi các van tốt hơn, đa dụng trên nhiều cung đường, hạn chế sủi bọt của dầu, tuổi thọ cao, giúp bộ phận giảm xóc bền hơn, xe đi êm nhờ khả năng tiêu biến dao động nhanh, rất phù hợp với dòng xe bán tải, địa hình.

Nhược điểm: Công đoạn chế tạo phải có độ chính xác cao, việc bảo dưỡng kỹ lưỡng nên chúng chỉ được sử dụng cho các xe có yêu cầu đặc biệt.

4. Giảm xóc bóng hơi

Cấu tạo giảm xóc bóng hơi gồm:

  • Một ống khí nén, vỏ lò xo khí, trục ống nhún và van tiết dầu, khoang chứa dầu.

Giảm xóc bóng hơi là sự kết hợp hoạt động của lò xo khí nén (khác với lò xo kim loại hay nhíp) với một bộ giảm chấn theo nguyên lý hơi và dầu. Khí nén được dẫn vào (dưới một áp lực có thể điều khiển). Tùy theo độ áp lực khí nén mà độ đàn hồi của bóng hơi sẽ thay đổi một cách tối ưu, giúp tiêu trừ dao động hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điểm bất tiện của bộ giảm xóc này là bóng hơi chỉ sử dụng được khi máy nổ, nếu sơ ý tắt máy ở chỗ có gò cao thì xe sẽ hạ xuống và có nguy cơ hư vỏ hoặc bộ phận khác.

Ưu điểm: Tạo ra sự chủ dộng trong việc thay đổi khoảng làm việc cũng như hiệu quả tôt nhất cho cả bộ giảm xóc, khử dao động.

Nhược điểm:

  • Bóng hơi thường được kết hợp thêm 1 lò xo cơ khí khác, giới hạn việc hoạt động của bóng hơi trong phạm vi điều chỉnh độ cao gầm xe cũng như tăng giảm hệ số đàn hồi khi xe có tải trọng thay đổi lớn (ví dụ khi chở nhiều hay chở ít người, đường xấu hay đường cao tốc) chứ không đảm đương hoàn toàn tải trọng của xe.
  • Giảm xóc bóng hơi xe ô tô chỉ hoạt động khi máy đã nổ, nếu vô tình tắt máy ở những chỗ có gờ cao thì đôi khi xe hạ xuống làm hỏng vỏ hoặc các bộ phận khác.
Xem thêm:  Cấu tạo cần gạt mưa xe tải và hướng dẫn thay mới

5. Giảm xóc khí nén – thủy lực

Cấu tạo của phuộc nhún khí – thủy lực bao gồm:

  • Pit tông của phần đàn hồi cũng đồng thời là trục của bộ giảm chấn.
  • Phần bóng hơi được bảo vệ bằng một lớp màng cao su có xen kẽ lớp lõi thép và dù.
  • Bình tích áp khí nén và bóng hơi giảm xóc nối với nhau bởi 1 đường ống khí nén.

Hệ thống giảm xóc này tổng hợp những ưu điểm của lò xo đàn hồi có giảm chấn cùng bóng hơi giảm xóc thủy lực, thường được sử dụng phổ biến trên các dòng xe tải, bán tải, xe khách và một số dòng xe sedan, SUV.

Ưu điểm: Độ giảm xóc bóng hơi có thể tự điều chỉnh van điều khiển phù hợp với điều kiện đường sá và tình trạng tải trọng.

Nhược điểm: Loại giảm xóc khí nén này rất tốt nhưng giá thành lại cao và vận hành phức tạp, do đó chúng ít được sử dụng cho xe hạng trung và xe con.

6. Giảm xóc Vario

Có kết cấu tương tự như phuộc giảm xóc ô tô loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi được với tình trạng dằn xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.

Khi xe chở tải trọng nhẹ, pit tông sẽ nằm ở vùng trên của ống dầu để dầu di chuyển xuống vùng dưới dễ dàng. Nếu xe chở tải trọng nặng, vị trí của pit tông sẽ di chuyển xuống thấp, dầu sẽ không di chuyển xuống phía dưới dễ dàng được, chúng phải chảy qua van tiết lưu, trở lực này giúp dập tắt dao động.

Trên đây là bài viết tổng hợp các loại giảm xóc ô tô phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, kèm với đó là chia sẻ về ưu nhược điểm của từng loại. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích và kinh nghiệm dụng xe của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *